Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể Viêm tủy thị thần kinh

Biểu hiện ban đầu phổ biến nhất là viêm tủy sống.[4] Viêm tủy sống gây ra rối loạn chức năng tủy, có thể dẫn đến yếu cơ, liệt tứ chi, mất hoặc giảm cảm giác, co cứng kiểu tháp (spasm), rối loạn bàng quang, ruột hoặc rối loạn cương dương.[1][4][5][6][7][8]

Biểu hiện ban đầu phổ biến thứ hai là viêm dây thần kinh thị giác và/hoặc giao thoa thị giác, còn gọi chung là viêm thị.[4] Viêm thị có thể dẫn đến giảm/mất thị lực. Mất thị trường hoặc mất khả năng nhìn màu sắc có thể xảy ra riêng lẻ hoặc trước khi thực sự mất thị lực. Khác với với viêm thị vô căn và viêm thị do bệnh đa xơ cứng, viêm thị do viêm tủy thị thần kinh dẫn đến mất thị lực nghiêm trọng ngay từ khi khởi phát, ảnh hưởng đến cả hai bên mắt và mù vĩnh viễn.[4]

Về mặt cổ điển, viêm tủy thị thần kinh chỉ bao gồm các triệu chứng viêm tủy và viêm thị.[4] Tuy nhiên, với việc phát hiện ra các kháng thể gây bệnh, một loạt các biểu hiện bệnh rộng hơn được xếp vào viêm tủy thị thần kinh.[4] Viêm tủy thị thần kinh có thể ảnh hưởng đến thân não.[4] Các tổn thương ở thân não hoặc tủy cổ trên có thể gây suy hô hấp. Tổn thương trong vùng nhận cảm hóa học (area postrema) tại sàn não thất tưhành não có thể gây nôn mửa hoặc nấc cụt, cũng như đau và co cứng (spasm).[1][4] Có kèm theo tổn thương não nhưng thường không có triệu chứng. Các tổn thương cũng có thể ảnh hưởng đến trung não, chủ yếu ở viêm tủy thị thần kinh có aquaporin-4Immunoglobulin-G (AQP4-IgG) dương tính.[1][4]